Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/02/1955 – 27/02/2023)

 

SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN LÀ TRÊN HẾT

 

Trẻ tuổi, giỏi nghề, anh Phạm Hoàng Phước - Trưởng Trạm Y tế Phường 11, Trung tâm Y tế Quận 5 luôn được đồng nghiệp và người dân trên địa bàn quý mến.

Sinh năm 1989, anh Phạm Hoàng Phước có trong tay 2 tấm bằng đại học (chuyên ngành máy tính – Đại học Tôn Đức Thắng và chuyên ngành y học cổ truyền – Đại học Y dược TP.HCM). Dù thích cả 2 chuyên ngành nhưng cuối cùng, anh Phước vẫn quyết định gắn bó với nghề y, đó cũng là nghề truyền thống của gia đình. Anh kể, cha và ông nội mình đều là lương y nên từ nhỏ, anh đã được cha mình truyền lửa nghề và hướng dẫn tận tình cũng như cho tiếp xúc với các loại thuốc Đông y. Đó cũng là lý do, anh chọn ngành y.

Không ngại vất vả

Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành y học cổ truyền vào cuối năm 2012, đầu năm 2013, anh Phước đến công tác tại Trạm y tế Phường 13 và từ đó cho đến nay, anh được điều chuyển qua nhiều Trạm y tế trên địa bàn Quận 5. Dù ở bất kỳ đơn vị nào, được giao bất kỳ nhiệm vụ nào nhưng với sự yêu nghề, tinh thần ham học hỏi, anh Phước vẫn luôn hoàn thành tốt công việc. Cũng chính tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt huyết, anh lần lượt được giao giữ trọng trách phó trạm rồi Trưởng Trạm dù tuổi đời còn khá trẻ. Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, anh được phân công phụ trách Trạm y tế Phường 11. Đây là thử thách rất lớn bởi thời điểm đó, nhân sự tại trạm rất ít (chỉ có 3 người) trong khi khối lượng công việc lại rất lớn, nhất là khi dịch diễn biến phức tạp, tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng cao, TP phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

Anh kể thời điểm căng thẳng nhất là giữa năm 2021, các ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng nhanh, rất cần sự hỗ trợ về y tế. Với nguồn nhân lực hạn chế, dù đã được tăng cường nhưng cũng chỉ có 5 người nên anh em ai cũng vô cùng vất vả. Bất kể giờ giấc, chỉ cần người dân điện thoại thông báo cần sự hỗ trợ y tế, thuốc men, oxy… là các nhân viên y tế phải ngay lập tức có mặt. Không ngày nào công việc kết thúc trước 11 giờ đêm, nhiều hôm, anh và mọi người phải đi cấp cứu bệnh nhân lúc 2 giờ sáng. Anh Phước tâm sự: “Thời điểm đó, ai cũng kiệt sức nhưng sinh mạng con người là trên hết, dù mệt đến đâu, chúng tôi cũng phải luôn trong tư thế sẵn sàng, thậm chí khi phường thiếu nhân sự chuyển bệnh nhân, anh em chúng tôi sẽ làm luôn công việc chuyển bệnh”. Để kịp thời cấp cứu bệnh nhân, anh Phước và các anh em trong Trạm đều quyết định làm việc “3 tại chỗ” suốt nhiều tháng trời. 10 năm trong nghề, đối với anh, đó là khoảng thời gian đáng nhớ nhất, dù vất vả nhưng anh cảm nhận sâu sắc được ý nghĩa công việc mình làm.

Sáng kiến giúp đồng nghiệp giảm tải áp lực

Không chỉ lăn xả trong công việc, anh Phước còn được đồng nghiệp quý mến bởi tư duy sáng tạo, luôn mày mò tìm các giải pháp giúp tiến độ công việc được đẩy nhanh đồng thời đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Trong đó phải kể đến sáng kiến thiết kế phần mềm quản lý bệnh nhân tâm thần và sáng kiến “Thiết kế trang thiết bị kiểm tra thân nhiệt tự động” được thực hiện vào năm 2021.

Chia sẻ quá trình thực hiện ý tưởng, anh Phước cho biết, dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt từ năm 2020, việc tiếp xúc gần để kiểm tra thân nhiệt khi tiếp nhận (bệnh nhân, nhân viên y tế, đối tác đến liên hệ công tác) gây nguy cơ lây nhiễm cao nếu có nguồn bệnh. Bên cạnh đó, khi thực hiện bấm nhiệt độ phải thêm nhân sự để thao tác, lấy kết quả từ máy chậm gây ùn tắc, nhất là trong công tác tiêm chủng. Trăn trở những vấn đề đó, anh Phước đã chủ động tìm tòi, nghiên cứu, học tập và cập nhật kiến thức từ nhiều nguồn để chế tạo thành công trang thiết bị kiểm tra thân nhiệt tự động. Thiết bị kiểm tra thân nhiệt này có thể sử dụng rộng rãi trong bệnh viện, trạm y tế, khu cách ly, góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 tại địa phương. Mặt khác, chi phí để chế tạo thiết bị kiểm tra thân nhiệt tự động này chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí mua thiết bị tương tự trên thị trường và có thể sửa chữa nên rất tiết kiệm. Vì vậy khi máy kiểm tra thân nhiệt tự động được áp dụng không chỉ giúp đơn vị tiết kiệm chi phí mà còn giúp giảm tải công việc cho nhân viên và hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

Là đồng nghiệp có thâm niên gắn bó tại Trạm Y tế Phường 11 và có thời gian dài làm việc cùng anh Phước, cô Trần Thị Quyền Trinh (nữ hộ sinh) nhận xét: “Phước rất có tâm với nghề và với đồng nghiệp. Dù là quản lý nhưng em không nề hà vất vả, sẵn sàng choàng gánh công việc, luôn nhận phần khó về mình. Vì vậy, em ấy xứng đáng được nhận Giải thưởng Trần Văn Kiểu năm nay”    

Luôn tận tụy, hết lòng vì bệnh nhân, những nỗ lực của anh Phước đã được ghi nhận. Năm 2022, anh vinh dự nhận Bằng khen cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP HCM của Ủy ban nhân dân TP.HCM và được Công đoàn Trung tâm Y tế Quận 5 tặng Giấy khen vì “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, là gương điển hình trong phong trào thi đua Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, đạt giải thưởng Trần Văn Kiểu năm 2022.

HD

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

KỶ NIỆM 80 NĂM ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM RA ĐỜI (THÁNG 02/1943 – 2/2023)

  KỶ NIỆM 80 NĂM

ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM RA ĐỜI

(THÁNG 02/1943 – 2/2023)


Tư tưởng của Bác Hồ về văn hóa vẫn luôn là “sợi chỉ đỏ”

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa với sự phát triển của đất nước. Tư tưởng của Người về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng, hiện vẫn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra, dù không có tác phẩm riêng bàn về văn hóa nhưng qua những bài phát biểu, nói chuyện tại các hội nghị; qua thư từ, ghi chép cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (ngày 24/11/1946), Người đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng, tính đi trước đón đầu của văn hóa - ngọn lửa soi đường, dẫn lối cho dân tộc đi đến những thắng lợi: “Số phận dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

 

 Trong Di chúc, Bác vẫn đau đáu căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”. Có thể thấy, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lĩnh vực văn hóa và phát triển văn hóa luôn có tầm quan trọng ngang với kinh tế và phát triển kinh tế. Kinh tế có tác dụng nâng cao đời sống vật chất, còn văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Đây là hai lĩnh vực liên kết biện chứng, gắn bó mật thiết trong đời sống xã hội.

=

Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò đặc biệt của văn hóa trong đời sống tinh thần của xã hội, văn hóa có vai trò định hướng tư tưởng, văn hóa gắn liền với xây dựng con người mới và là động lực phát triển của xã hội. Bên cạnh những chủ trương, chính sách, Bác cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đó là những tác phẩm văn học, nghệ thuật cổ điển, nghệ thuật truyền thống. Bác xem các loại hình văn học dân gian như tục ngữ, vè, ca dao… là những viên ngọc quý của dân tộc.

Như tư liệu lịch sử đã ghi lại, Người thường nhắc nhở mọi người, đặc biệt là những người làm nghệ thuật phải luôn biết trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản dân tộc. Người căn dặn văn nghệ sĩ phải tôn trọng, giữ gìn và phải phát triển cho hết cái hay, cái đẹp của di sản văn hóa dân tộc.

 

Bác cũng nhấn mạnh đến yếu tố kế thừa, chọn lọc và phát triển để giữ gìn vốn văn hóa quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hóa dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, những cái cũ phiền phức, phát triển những cái cũ mà tốt, phải triệt để làm những cái mới và hay, phải tẩy sạch những gì mà giáo dục thực dân để lại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Những tư tưởng, quan điểm của Bác dù trực tiếp hay gián tiếp bàn về văn hóa đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành “kim chỉ nam” trong việc hoạch định kế hoạch phát triển văn hóa. Nhiều nghị quyết liên quan đến vấn đề này đã được ban hành đi vào cuộc sống, tiếp tục khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.

Tự hào một Quận 5 năng động về kinh tế, phong phú về văn hóa, càng tự hào hơn khi Quận 5 có đến 19 di tích được công nhận trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 8 di tích cấp Thành phố. Bên cạnh đó, Quận 5 còn có 109 thiết chế văn hóa đa dạng: Lăng, Nhà cổ, Khu phố cổ, bia tưởng niệm, tượng đài, Chùa, Tịnh xá, Nhà thờ, Hội quán, Từ đường, Đình, Đền, Miếu và nhiều điểm sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, Quận 5 còn có 8 công trình, địa điểm dự kiến xếp hạng theo Quyết định 923/QĐ – UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh các thiết chế văn hóa trên qua khảo sát thống kê tại 10 di tích được công nhận, Quận 5 hiện có 355 hiện vật và 259 cặp liễn đối, hoành phi, bài vị, văn bia có giá trị cần được bảo tồn.

Ngoài ra, Từ những năm 1990 cho đến nay qua gần 30 năm tổ chức, Lễ hội Nguyên tiêu diễn ra tại Quận 5 ngày càng được nâng cao về quy mô và hình thức tổ chức, thành công của Lễ hội Nguyên tiêu đó là huy động được cộng đồng người Hoa ở Quận 5, các nguồn lực xã hội cùng chung sức tạo nên một thương hiệu Lễ hội Nguyên Tiêu tại Quận 5 với nét riêng đặc trưng của Vùng Chợ Lớn. Ngày 22 tháng 01 năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 262/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh”.

Tất cả các thiết chế văn hóa trên là tài sản có giá trị về mặt lịch sử chính trị, tư tưởng góp phần giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, định hướng nhân cách và lối sống tốt đẹp trong Nhân dân.

PV

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP CHǍM SÓC BẢO VỆ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN

KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

 (27/02/1955 – 27/02/2023)

HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP

CHǍM SÓC BẢO VỆ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN

PTS. Nguyễn Thế Thắng

 


Sức khoẻ là tài sản quý báu của mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Sức khoẻ của nhân dân là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhận thức sâu sắc điều đó, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như khi xây dựng xã hội mới đều rất quan tâm đến vấn đề chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Hoạt động và những ý kiến của Người về vấn đề này, cho đến nay vẫn đang có giá trị là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước ta và nhất là ngành y tế trong sự nghiệp chǎm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

 Từ những nǎm 20 của thế kỷ này, trên các sách báo tiếng Pháp lưu hành ở châu Âu và các thuộc đại của Pháp như Le Paria, Inprekor, La vie Ourvierè, L'Humanitè v,v.. Nguyễn ái Quốc đã vạch trần các tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Tố cáo tội ác phá hoại và huỷ diệt nòi giống người bản xứ dưới nhiều hình thức của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của bọn thực dân Pháp ở nước ta nói riêng.

 ở Việt Nam, Đông Dương, dưới ách thống trị, bóc lột của đế quốc Pháp và bè lũ tay sai phong kiến, nạn đói, các dịch bệnh xảy ra thường xuyên, dân số suy giảm. Vì vậy, Nguyễn ái Quốc đi đến kết luận rằng; "Mọi chế độ thực dân đế quốc đều tiêu diệt hết các nòi giống bản xứ, và muốn cứu vãn những nòi giống này, ta phải lật đổ chủ nghĩa đế quốc".

 Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trong điều kiện có chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến việc chǎm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, nhằm tǎng cường sức mạnh của quốc gia trong việc xây dựng, kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc. Sức khoẻ của dân được tǎng cường, nước nhà mới vững mạnh. Người nói: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khở mạnh tức là cả nước khoẻ mạnh khoẻ... Dân cường thì quốc thịnh.

 Vì vậy, việc chǎm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong xây dựng xã hội mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì chủ nghĩa xã hội: làm sao cho nhân dân đủ ǎn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, ngành y tế phải là nòng cốt trong việc chǎm lo sức khoẻ của nhân dân.

 

Nói đến y tế, trước hết là phải lo giữ gìn sức khoẻ của nhân dân. Song, thực ra y tế không chỉ có phòng bệnh và chữa bệnh, tức bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, mà còn phải chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Do đó, muốn cho dân cường, quốc thịnh thì nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước nói chung và của ngành y tế nói riêng phải kết hợp thực hiện: chǎm sóc, bảo vệ để nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

 Nhằm mục đích đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra phương châm chỉ đạo trong việc xây dựng nền y học của dân tộc ta là phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng. Người khẳng định, chúng ta phải xây dựng được một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta.

 Nguyên tắc đại chúng trong tư tưởng Hồ chí Minh về xây dựng các ngành khoa học, cũng như ngành y, không phải là hạ thấy hay tầm thường hoá khoa học hay y học, mà, Người yêu cầu khoa học vốn từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao nǎng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy, nói "đại chúng" là yêu cầu khoa học, ở đây là sự phát triển y học phải nhằm phục vụ đại chúng chứ không phải phục vụ một "tiểu chúng" có tiền của, là cần có những hoạt động, phong trào y tế có tính quần chúng rộng lớn nhằm giữ gìn, tǎng cường sức khoẻ cho nhân dân.

 Khoa học và dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền y học nước nhà có nghĩa là cần phát triển y học cổ truyền dân tộc. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Bởi vì, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Ông ch ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu bằng cách chữa bệnh bằng thuộc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuộc "Đông" và thuốc Tây". Song, trước đây, các triều đình phong kiến không có chủ trương phát triển khuyến khích, thi cử kén chọn nhân tài y học như đối với các việc học khác. Dưới thời pháp thuộc, Đông y và thuộc Nam cũng không được chính quyền coi trọng, chỉ từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta lãnh đạo cách mạng, việc Đông - Tây y kết hợp mới được chú trọng. Thực tế, có những bệnh tật và một số vấn đề lý luận y học, tây y hiện nay cũng chưa giải quyết được, mà Đông y hoặc thuốc Nam, thuốc Bắc có thể giải quyết dễ dàng. Cho nên kết hợp Đông - Tây không chỉ là vấn đề của nước ta trong xây dựng y học, mà còn là vấn đề có tính quốc tế trong y học và cả trong nhiều lĩnh vực khác, v.v..

 

Với tầm nhìn của nhà tư tưởng và lãnh tụ, Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò quan trọng và mối quan hệ mật thiết giữa y học với chính trị, kinh tế, vǎn hoá, nghệ thuật, v.v.. Đó là, Người yêu cầu từ mỗi con người cho đến toàn dân, và các cấp uỷ đảng, chính quyền nhà nước đều phải có trách nhiệm quan tâm đến sự nghiệp chǎm sóc, nhằm nâng cao sức khoẻ của nhân dân, chống lại các loại bệnh tật. Giải quyết các vấn đề này cần theo quan điểm dự phòng tích cực. Như Người thường nói, phòng bệnh hơn trị bệnh. Cần phải phát động ở khắp các địa phương, các ngành các cấp các phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì như người xưa nói thầy thuốc giỏi trị bệnh từ khi chưa phát.

 Tự bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong mọi điều kiện luôn chú ý giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, kết hợp hài hoà giữa nhanh nhẹn, khẩn trương với ung dung, thư thái. Người khuyên quốc dân đồng bào: Nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người yêu nước. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ... Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.

 Đối với đội ngũ cán bộ và nhân dân viên ngành y tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những lời dạy, lời khuyên nhằm giáp dục những cán bộ y tế trở thành những người thầy thuốc vừa có tài nǎng, vừa có đạo đức cao cả, xứng đáng với sự kính trọng của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nói đến danh hiệu cao quý mà nhân dân hằng tôn vinh đối với người thầy thuốc có tài, có đức, hết lòng phụng sự nhân dân. "Lương y như từ mẫu". Cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền. Cần phải có tấm lòng của người mẹ hiền để thương yêu người bệnh và sǎn sóc người bệnh.

 Không đi vào những vấn đề cụ thể, thuộc chuyên môn y học. Từ góc độ Nhà lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những lời khuyên, có giá trị không chỉ với ngành y tế mà còn có ý nghĩa với tất cả các ngành kinh tế, vǎn hoá, khoa học khác trong việc phấn đấu xây dựng cho ngành mình vững mạnh. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế 2-1955, Người khuyên: Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khǎn, giành được nhiều thành tích. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết tất cả những người trong ngành y tế, trừ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân.

 Vì vậy, mỗi cán bộ y tế cần luôn có tinh thần đoàn kết, tập thể, không ngừng học tập để tiến bộ cả về chính trị, tư tưởng, chuyên môn và kỹ thuật.

Trong Di chúc , viết tháng 5-1968, khi bàn về kế hoạch xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, xây dựng lại các thành phố và làng mạc cho đẹp đẽ, đàng hoàng hơn, Người quan tâm ngay đến ngành y tế. Người cǎn dặn Đảng, Nhà nước phải: Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Có thể nói, lấy phát triển công tác vệ sinh y tế làm nòng cốt trong sự nghiệp chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

  BÁC HỒ VỚI "TẾT TRỒNG CÂY" Tết Canh Tý năm 1960, trong không khí sôi nổi mừng Đảng, mừng xuân, sáng ngày 11/01/1960, Chủ tịch ...